15 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe

Mỗi loại trà thảo mộc có thành phần, công năng cũng như những khuyến cáo sử dụng khác nhau. Bài viết này, Lavie Water chỉ ra 15 loại trà thảo mộc phổ biến nhất hiện nay cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng để bạn hiểu thêm về dòng trà thảo mộc này nhé!

Trà bạc hà

Trà bạc hà

Trà bạc hà thường được dùng khi bụng khó chịu, đau đầu, bị hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về hô hấp. Loại trà này là an toàn, vậy nên bạn có thể thử hoặc đơn giản thưởng thức hương vị mát lạnh của bạc hà.

Trà gừng

Được sử dụng trong điều trị đau bụng và buồn nôn. Bạn cũng có thể sử dụng nó để tăng cảm giác thèm ăn, giảm đau do viêm khớp hoặc ngừa cảm lạnh. Trà gừng được coi là an toàn, nhưng nếu đang mang thai, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng nó như một loại thức uống thường xuyên.

Trà nghệ

Được một số người sử dụng để điều trị sỏi thận và đầy hơi nhưng hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều này. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư và giảm viêm, vẫn cần nghiên cứu trên người để đánh giá chính xác tác dụng của nó. Nếu đang hóa trị, bạn không nên uống trà nghệ vì có thể gây cản trở quá trình điều trị.

Hồng trà Nam Phi

Hồng trà Nam Phi (rooibos) là một loại trà dưỡng nhan hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua. Thành phần của trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhờ đó giúp ngăn ngừa lão hóa da, ức chế sự phát triển của gốc tự do, tăng miễn dịch.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc

Là một loại trà quen thuộc với nhiều người, có thành phần chính là hoa cúc khô. Trong khoa học, hoa cúc làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, vị đắng, cay nhẹ, tính mát. Thức uống này cũng được xem là một loại thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà của người Việt Nam. Công dụng chính của trà hoa cúc là làm dịu chứng đầy hơi, khó tiêu, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, mất ngủ, giảm chứng lo âu quá mức. Loại trà này chống chỉ định với cơ địa mẫn cảm với các cây thuộc chi cỏ phấn hương hay người bệnh đang sử dụng những loại thuốc làm loãng máu.

Trà atiso đỏ

Trà atiso dễ trồng, thông dụng với người dân Việt Nam. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của loại trà này trong ổn định nồng độ lipid trong máu và làm giảm huyết áp. Bioflavonoids và vitamin C có trong trà có thể chống lại sự phát triển của gốc tự do, ngừa oxy hóa, chống viêm, ngừa tim mạch và loạt những lợi ích khác.

Trà tầm xuân

Trà tầm xuân thường được làm từ vỏ hay hạt của cây này. Đây là nguồn cung cấp vitamin c, vitamin A, lycopen, carotenoid astaxanthin dồi dào cho cơ thể. Giúp tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng, tiêu viêm, bảo vệ tim mạch…Carotenoid astaxanthin được ví như tiên dược trong việc ngăn chặn sự phân hủy collagen. Đây chính bí quyết giúp chị em duy trì thanh xuân lâu dài. Nhìn chung, trà tầm xuân an toàn với mọi đối tượng. Chỉ một vài trường hợp dị ứng hay gặp tiêu chảy khi uống trà mà thôi. Khi gặp phải hai biểu hiện trên, bạn nên cân nhắc tới nguyên nhân uống trà tầm xuân.

Trà tía tô đất

Trà tía tô đất

Theo lưu truyền của dân gian, trà tía tô đất có tác dụng làm giảm lo lắng, mất ngủ và đã có một số bằng chứng chứng minh được điều này. Đối với tác dụng cải thiện trí nhớ cần được nghiên cứu thêm. Loại trà này có thể gây buồn nôn, đau bụng, vì vậy cần cẩn thận khi uống quá nhiều hoặc trong thời gian dài.

Trà kế sữa và bồ công anh

Trà kế sữa và bồ công anh được sử dụng cho người mắc các bệnh về gan và mật. Trà bồ công anh thường không gây hại với sức khỏe, trừ với những người dị ứng với các loại cây có hoa vàng. Trà kế sữa có thành phần chính là silymarin, được các nghiên cứu chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan C.

Trà echinacea

Echinacea còn có tên gọi là coneflower, là một phương thuốc dùng điều trị cảm lạnh nhờ tác dụng tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được lợi ích của nó. Nếu đang mang thai, bị dị ứng hoặc hen suyễn hoặc đang sử dụng thuốc thì không nên sử dụng loại trà này.

Trà xô thơm

Được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong điều trị các vấn đề về dạ dày, viêm họng, trầm cảm và mất trí nhớ. Tuy nhiên, hiện nghiên cứu về lợi ích của loại thảo mộc này đối với sức khỏe vẫn còn hạn chế. Hầu hết các loại trà xô thơm an toàn khi sử dụng, trừ một số loại có chứa thujone có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Trà lạc tiên

Trà lạc tiên

Trà lạc tiên (passion flower) Có tác dụng làm giảm bớt lo lắng và giúp điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên uống loại trà này nếu đang mang thai vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt và lú lẫn. Trà lạc tiên cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc như pentobarbital và benzodiazepines.

Trà kỷ tử đỏ

Trà kỷ tử được người Trung Quốc mệnh danh là “kim cương đỏ” vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà loại quả mọng màu đỏ này đem lại. Kỷ tử đỏ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh vì chúng chứa đầy khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Kỷ tử cung cấp một nguồn tự nhiên của canxi và magie, Vitamin B, chất chống oxy hóa và nhiều hơn thế nữa. Chiết xuất từ quả kỷ tử đỏ có liên quan đến hoạt động chống ung thư trong cả nghiên cứu trên động vật và con người. Một điểm nhỏ cần lưu ý chính là việc thành phần của loại trà này có thể tương tác với những loại thuốc bạn đang dùng. Những ai đang dùng chất làm loãng máu, thuốc điều trị huyết áp, đái tháo đường nên nhận tư vấn từ bác sĩ.

Trà nữ lang

Phụ nữ sử dụng trà nữ lang (valerian) để làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, ngoài ra, nó còn được sử dụng trong điều trị chứng mất ngủ, lo lắng hoặc trầm cảm. Một số nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng an thần của trà, tuy nhiên, không nên sử dụng trong thời gian dài hoặc kết hợp với rượu hoặc thuốc an thần, tránh gây nguy hại đến sức khỏe.

Trà kava

Kava là cây thuộc họ hồ tiêu, có nguồn gốc từ Nam Thái Bình Dương, thường được biết đến như một loại thuốc bổ có tác dụng giảm lo âu đã được chứng minh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra các tác dụng phụ trên gan như vàng hoặc khô da, da có vảy khi sử dụng trong thời gian dài. FDA đã đưa ra cảnh báo về các rủi ro mang lại khi sử dụng loại trà này và một số nước đang cố gắng loại bỏ nó ra khỏi thị trường.

Hơn 20 nghiên cứu thử nghiệm cùng 297 công trình nghiên cứu gần đây chỉ ra những lợi ích vượt trội của trà thảo mộc. Tác dụng của trà chậm nên việc duy trì sử dụng trà thời gian dài là điều ưu tiên. Cũng chính lý do này mà người dùng sai liệu lương, chọn sai loạn trà khó khăn trong việc phát hiện những tác động tiêu cực. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay những người có chuyên môn trước hay trong quá trình sử dụng.

>>> Xem thêm: 5 loại thức uống giúp thầy cô giáo khỏe mạnh

Mục nhập này đã được đăng trong Lavie. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *